Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Hướng dẫn thay dầu nhớt cho máy phát điện

Tính năng của dầu máy phát điện mang tính quyết định đến tuổi thọ máy phát điện, nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha, dầu chất lượng kém… sẽ làm hỏng máy phát điện nghiêm trọng. Hôm nay Máy Phát Điện Hưng Phát xin giới thiệu quy trình thay dầu máy phát điện quy chuẩn và vài lưu ý cho những người mới tiếp quản công việc này. Để bắt đầu ta làm theo các bước sau:
Để tiến thay dầu nhớt máy phát điện, cần chuẩn bị một số dụng cụ:
  • Đội kê
  • Nhớt và lọc nhớt mới
  • Cờ lê mở bulong xả nhớt
  • Dụng cụ mở lọc nhớt
  • Thùng hứng nhớt
  • Một tấm bìa cứng lớn
  • Chiếc phễu châm nhớt
  • Bao tay và dẻ lau

Bước 1. Xả hết nhớt cũ ra ngoài
Nổ máy chạy không tải đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy bắt đầu quy trình thay như sau: • Mở thước thăm dầu.
Dùng khay chứa dầu đặt dưới chỗ xả dầu, mở ốc xả dầu, xả xong thì vặn ốc lại lại đúng lực siết quy định.

Bước 2. Hứng nhớt xả
Trước khi tháo bulong xả nhớt, hãy đảm bảo thùng đựng nhớt xả của bạn nằm đúng vị trí để đường nhớt xả vào. Nếu đặt không đúng vị trí, nhớt xả có thể chảy ra ngoài và làm dơ sàn nhà. Khi tháo bulong xả nhớt, bạn có thể nhanh tay rút ra và giữ lấy nó hoặc bạn cũng có thể để nắp lưới trên miệng thùng hứng dầu để bulong khỏi rơi vào trong thùng. Hãy để nhớt xả chảy hết vào thùng sau đó bắt lại bulong xả nhớt và xiết vừa đủ lực.
Bước 3. Tháo lọc nhớt cũ
Phải thay lọc dầu theo định kì, hoặc theo cách nhớ 02 lần thay dầu là 01 lần thay lọc.
Sử dụng dụng cụ mở lọc nhớt đúng kích cỡ lọc nhớt máy phát điện của bạn và tháo nó. Sau khi tháo hãy đổ hết nhớt trong lọc vô thùng nhớt xả sau đó bỏ lọc nhớt vào thùng rác đúng phân loại.
Bước 4. Thay lọc nhớt mới
Mỗi loại máy phát điện sẽ có lọc nhớt với kích thước khác nhau và bạn cần chọn đúng loại lọc cho dòng máy của mình. Trước khi lắp lọc nhớt mới, bạn cần bôi một lớp dầu quanh các miếng đệm cao su trên lọc để tăng khả năng làm kín và bắt vào dễ dàng hơn. Tiếp đó, đổ một lượng dầu bằng 2/3 bộ lọc và gắn lọc vào vị trí. Lưu ý, bạn cần giữ chiếc lọc thẳng đứng khi lắp để không bị chảy dầu ra ngoài, vặn bằng tay cho đến khi cứng và sau đó dùng dụng cụ mở lọc xiết cho đến khi cảm thấy vừa đủ lực. Bộ lọc nhớt không cần xiết chặt quá vì có thể làm đứt vòng đệm cao su và gây khó khăn hơn khi thay thế sau này.
Bước 5. Châm nhớt động cơ
Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để biết lượng nhớt động cơ của máy phát điện của bạn sau đó tiến hành châm nhớt. Mở nắp nhớt máy và châm nhớt. Lưu ý không nên châm đúng số lượng dầu trong sách hướng dẫn quy định mà nên châm ít hơn một chút. Đổ dầu từ từ , tránh bị chảy loang lổ ra ngoài máy, dùng thước thăm dầu kiểm tra mức dầu, mức dầu bám đến vạch cao nhất là tốt.
Một số dầu nhớt dánh cho máy phát điện thông dụng hiện nay:
  • Dầu động cơ Shell Rimula R2 Extra 15W-40
  • Dầu động cơ Shell Rimula R4X 15W-40
  • Dầu động cơ Caltex Delo Silver Multigrade 15W40
  • Dầu động cơ Caltex Delo Silver Multigrade 20W50
  • Dầu động cơ Total Rubia C Plus 15W40
  • Dầu động cơ Total Rubia C Plus 20W50
  • Dầu động cơ Total Rubia TIR 6400 15W40
  • Dầu động cơ Castrol Tection Medium Duty 15W40
  • Dầu động cơ Castrol Tection Medium Duty 20W50

Bước 6. Khởi động máy phát điện hoạt động và set lại thời gian báo thay nhớt
Sau khi châm đủ lượng nhớt mới, chúng ta cần khởi động máy phát điện để các chi tiết máy trong động cơ và toàn hệ thống được bôi trơn. Sau đó tiếp tục cài đặt lại thời gian báo thay nhớt của máy phát điện (tùy vào dòng máy phát điện của bạn có hoặc không). Hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để làm điều này vì mỗi máy phát điện có một cách cài đặt khác nhau.
Chỉ với 6 bước đơn giản, bạn đã có thể trở thành một kĩ thuật viên tự chăm sóc chiếc máy phát điện của mình. Chúc các bạn có thể tự thay nhớt thành công.
Một vài lưu ý:
– Cần thận khi mua dầu nhớt tránh mua phải dầu tái chế.
– Tránh tình trạng tiếp xúc trực tiếp hoặc lặp đi lặp lại tiếp xúc của bạn với dầu nhớt đã qua sử dụng.
– Dầu đã sử dụng đã được chứng minh có khả năng gây ung thư trong phòng thí nghiệm.
– Nên vệ sinh tẩy rửa khu vực thay nhớt bằng xà phòng và nước.
– Dầu hết độ nhớt mà không thay thế, một phần của nó bám dính vào phin lọc gây tắt lọc, tách. Một số trường hợp kẹt đầu nén là do nguyên nhân này.
– Nên thu gom lại tái chế dầu qua sử dụng hoặc có biện pháp xử lý tránh ô nhiễm môi trường.
– Nên thiết kế nền đặt máy cao hơn mặt sàn để việc thao tác thay dầu và sửa chữa thường xuyên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét