Máy phát điện gia đình

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Máy phát điện công nghiệp

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Máy phát điện công nghiệp

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Ý tưởng: Thu điện từ máy tập thể dục ở công viên

Ý tưởng này vừa được Nguyễn Thị Hạnh Hoa, sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, giới thiệu tại cuộc thi sáng tạo với chủ đề “Tiết kiệm năng lượng cho cuộc sống xanh” do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM phối hợp với Sở Công thương TP tổ chức.
Theo Hoa, việc làm này cũng khá đơn giản, nói chung bạn cứ hình dung việc thu điện từ thiết bị tập tựa như ở nhà máy thủy điện vậy, nhưng ở đây thì quy mô nhỏ hơn. Tức từ các thiết bị tập, chúng ta sẽ kết nối thêm một turbin thông qua một sợi dây curoa. Các turbin sẽ kết nối với một bộ phát điện và tích trữ điện. Khi mọi người khởi động, các thiết bị tập thể dục sẽ làm turbin quay để tạo ra dòng điện. Điện tạo ra từ các turbin quay được đưa qua trạm biến thế và kết nối vào mạng lưới phân phối và tích trữ.
Điện thu được có thể dùng cho việc thắp sáng hệ thống đèn công viên. Ngoài ra, chúng ta có thể thiết kế một số trạm điện công cộng để người dân dạo chơi công viên có thể sạc pin cho các thiết bị cá nhân của mình như: laptop, điện thoại, máy ảnh.
Thu điện từ máy tập thể dục ở công viên - ảnh 1
 Mô hình hệ thống thu điện từ máy tập thể dục ở công viên - Ảnh đồ họa: Nhân vật cung cấp 
Theo tính toán của Hoa, một hệ thống thiết bị tập đầy đủ đặt tại công viên nếu được kết nối với hệ thống tích trữ điện có thể thu được lượng điện đủ sử dụng cho 88 laptop dùng liên tục 7 giờ đồng hồ một ngày, thắp sáng 150 bóng đèn (20W) liên tục trong 4 giờ một ngày. Trong khi đó, hiện nay ở hầu hết các công viên đều được nhà nước hoặc các tổ chức lắp đặt rất nhiều thiết bị tập thể dục và nếu tận dụng, chúng ta có thể thu được nguồn điện rất lớn từ việc biến động năng thành điện năng.
Cũng với nguyên lý biến động năng thành điện năng, ý tưởng này cũng được Hoa đề xuất triển khai tại các phòng tập thể hình, thể dục thẩm mỹ.
Đánh giá về ý tưởng này, PGS-TS Vũ Thị Hạnh Thu, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng: “Đây là ý tưởng rất tốt. Nếu kết hợp được với các doanh nghiệp để triển khai đồng loạt, quy mô thì sẽ mang lại hiệu quả khả thi”.
Nguồn: Thanhnien.vn

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

EVNHCMC: Thí điểm bán buôn điện cạnh tranh hiệu quả

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là đơn vị điển hình triển khai thí điểm giai đoạn đầu thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo.

VWEM đã được Bộ Công Thương phê duyệt thiết kế chi tiết, lộ trình triển khai gồm hai giai đoạn: Thí điểm từ năm 2016 - 2018, chính thức vận hành từ năm 2019.

Việc vận hành an toàn thị trường phát điện cạnh tranh đã làm tăng thêm tính minh bạch, công bằng khi huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy; bảo đảm giá phát điện được thiết lập theo quy luật cung - cầu khách quan và minh bạch hóa giá điện theo chủ trương của Chính phủ. Cùng đó, đưa tính cạnh tranh trong khâu phát điện đã giúp các đơn vị phát điện giảm chi phí sản xuất và có chiến lược chào giá tốt trên thị trường điện, từ đó gia tăng lợi nhuận.
Trung tâm Điều khiển hệ thống điện EVNHCMC - Ảnh: Huyền Thương


Thời gian qua, EVNHCMC đã tham gia vận hành VWEM thí điểm thông qua việc tiếp nhận từ Công ty Mua bán điện 3 hợp đồng mua, bán điện với Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ (320 MW); Nhà máy Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1 (450 MW) và Nhà máy Nhiệt điện than Hải Phòng 1 (600 MW). Thông qua các hợp đồng này, EVNHCMC đã bắt đầu làm quen công tác quản lý hợp đồng mua điện với các dạng công nghệ phát điện khác nhau; thực tập tính toán thanh toán qua trị trường điện giao ngay và qua hợp đồng.

Năm 2017, VWEM tiếp tục được Bộ Công Thương triển khai thí điểm với mục tiêu và khối lượng công việc cao hơn so với năm 2016. Cụ thể, thử nghiệm các cơ chế vận hành trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, như: Vận hành thị trường điện giao ngay; phân bổ hợp đồng, thanh toán trên thị trường điện giao ngay, thanh toán hợp đồng và cơ chế điều tiết giữa các tổng công ty điện lực; đánh giá tác động đối với doanh thu của đơn vị phát điện, chi phí mua điện của tổng công ty điện lực; tổng kết, rút kinh nghiệm vận hành VWEM thí điểm để xem xét, điều chỉnh cơ chế vận hành hoàn chỉnh.

Theo kế hoạch, trong năm 2017, EVNHCMC tiếp tục thực hiện thí điểm VWEM theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, thu thập số liệu đo đếm điện năng, dự báo biểu đồ phụ tải, tính toán phân bổ hợp đồng và tính toán nhu cầu điều tiết giữa các tổng công ty điện lực. Giai đoạn 2, mô phỏng vận hành và tính toán thanh toán trong thị trường bán buôn thí điểm theo 2 kịch bản tương ứng với 2 phương án phân bổ hợp đồng. Giai đoạn cuối, phân bổ hợp đồng cho các nhà máy điện mới dự kiến vận hành trong năm 2017 và 2018, cho phép trực tiếp ký hợp đồng mua, bán điện với các tổng công ty điện lực; căn cứ kết quả thực hiện vận hành thí điểm giai đoạn 2, xem xét thực hiện thanh toán thật sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Nhằm đạt được các mục tiêu, EVNHCMC đã triển khai lập kế hoạch chi tiết để thực hiện, xác định khối lượng công việc và tiến độ cụ thể. Nhiều hạng mục trọng tâm sẽ được thực hiện là: Tính toán giá thị trường và thanh toán thị trường điện, đo đếm điện năng; dự báo phụ tải; tính toán phân bổ hợp đồng; cơ chế điều tiết giữa các tổng công ty điện lực và đào tạo.

Để triển khai thí điểm vận hành VWEM, EVNHCMC đã chuẩn bị tốt hạ tầng công nghệ thông tin; đồng thời, thực hiện nhiều khóa đào tạo trong và ngoài nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thị trường điện. Trong thời gian tới, EVN HCMC tiếp tục mở nhiều đợt đào tạo mang tính chuyên sâu hơn về các vấn đề: Kỹ năng quản lý đàm phán hợp đồng; nghiên cứu, dự báo phụ tải...

Trên cơ sở kinh nghiệm đã có, EVNHCMC tin tưởng sẽ triển khai thành công VWEM thí điểm 2017; chuẩn bị sẵn sàng để tham gia VWEM chính thức từ năm 2019 theo đúng lộ trình mà Chính phủ đã đặt ra.
Theo evn.com.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Toyota bắt tay Mazda phát triển công nghệ ôtô điện

Hai hãng xe Nhật hợp tác với hãng chuyên sản xuất linh kiện ôtô đồng hương là Denso thành lập hãng chuyên phát triển công nghệ xe hơi chạy điện.

Bộ ba hãng Nhật đưa ra thông báo vào ngày 28/9, rằng họ liên kết tạo ra EV C.A. Spirit, một hãng chuyên khuyến khích, phát triển xe điện, theo Nikkei. Toyota sẽ sở hữu 90% cổ phần của công ty. Mazda và Denso chia đều phần còn lại.
Ba tên tuổi hàng đầu của ngành công nghiệp và linh kiện ôtô bắt tay phát triển công nghệ xe điện. Ảnh: Washington Post.

Tháng 8 vừa qua, Toyota và Mazda từng công bố mối hợp tác vốn, với mỗi bên rót hơn 440.000 USD để phát triển các công nghệ ôtô điện cũng như các hệ thống điều khiển tương ứng. Hai hãng ôtô đồng thời thỏa thuận dành 1,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy mới tại Mỹ.

Việc hợp tác với Denso sẽ giúp tăng tốc quá trình phát triển và sản xuất ôtô điện. Mazda và Toyota lên kế hoạch đưa ra những mẫu xe này trong năm 2019 và 2020.

Cũng trong tuần này, Viện nghiên cứu Toyota, chi nhánh đặt tại Silicon Valley (Mỹ) giới thiệu phiên bản mới nhất của xe tự lái, với những hệ thống cảm biến, cảnh báo tốt hơn. Đặc biệt có tới 2 vô-lăng nhằm giúp con người kiểm soát xe tốt hơn, hay ngăn ngừa khả năng robot chiếm quyền điều khiển xe.

Mẫu xe thử nghiệm là một chiếc Lexus LS600hL trang bị công nghệ lidar, một loạt radar và camera - sự nâng cấp từ chiếc Toyota đầu tiên từng ra mắt hồi đầu năm. Hãng thực hiện nhiều thử nghiệm trên cả đường thử lẫn đường công cộng ở Silicon Valley Ann Arbor (bang Michigan) và Cambridge (bang Massachusetts).

Mẫu Lexus trang bị tới 2 vô-lăng để ngăn việc robot chiếm hữu hoàn toàn việc điều khiển xe. Ảnh: Toyota.

Vô-lăng thứ hai được tích hợp để cho phép người trên xe chủ động điều khiển trong quá trình thử nghiệm nếu cần thiết, nếu xe gặp chướng ngại phía trước. Khi các nhà nghiên cứu của Toyota muốn để xe tự lái mà không có ai ở ghế lái, họ có thể thấy đôi chút lo lắng, rằng xe sẽ tự ý đi loanh quanh hoặc làm điều gì đó nguy hiểm.

Hai xu hướng chung của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu hiện nay là công nghệ xe tự lái và ôtô điện. Ngày càng nhiều hãng xe cho biết họ đang nghiên cứu và phát triển công nghệ xe tự lái khi ngày càng nhiều người dùng tỏ ra quan tâm tới tính năng cho phép ôtô tự điều khiển.

Ôtô điện lại là dòng sản phẩm đang trở nên "quen tai" với nhiều người do áp lực từ việc giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt khi không ít nơi trên thế giới lên kế hoạch, thậm chí đã bắt đầu hạn chế ôtô động cơ xăng và dầu.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Mỹ phát triển thành công dự án máy phát điện Nano

Trong cuộc tìm kiếm năng lượng sạch của con người, có rất nhiều những phát minh về máy móc tạo ra điện năng, chúng có thể là những phát minh thiết thực hữu ích hay được cho là quái đản nhất. Nó có thể là máy phát điện gió di động cỡ lớn, hoặc máy phát điện gió siêu nhỏ được nghiên cứu bởi các nhà khoa học, hoặc nó cũng có thể là máy phát điện mini chạy xăng được phát minh bởi một anh thợ điện. Tất cả chúng đều là những mảnh ghép của lời giải cho bài toán năng lượng của con người.

Và nếu bạn đã phát ngán với việc phải có một dòng điện đủ lớn đủ ổn để cắm sạc cho smartphone, laptop,.. thì hãy yên tâm, vấn đề của bạn đã được giải quyết. Vì vừa mới đây, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã phát triển thành công dự án máy phát điện nano có khả năng tự tạo ra điện, hoàn toàn sạch sẽ và thân thiện với môi trường. Đặc biệt nó còn có thể ứng dụng cho việc sạc nhanh các đồ dùng điện tử xung quanh bạn.

Mẫu máy phát điện nano (nanogenerator) này được làm bằng những sợi nano nhỏ (làm từ oxyt kẽm an toàn và không độc hại), có thể tạo ra dòng điện liên tục khi bị uốn cong hay co giãn bằng cách thu gom hoặc tái chế nguồn năng lượng cơ học từ môi trường xung quanh, vận hành theo nguyên tắc chuyển đổi năng lượng từ những chuyển động và đàn hồi của cơ bắp thành nguồn điện linh hoạt hơn so với công nghệ truyền thống như pin thông thường.
Máy phát điện nano

Ngoài ra, nó còn có thể sản xuất năng lượng từ sóng siêu âm, sự vận động cơ học hoặc thậm chí là từ… dòng máu đang chảy trong cơ thể. Khi được di chuyển bởi năng lượng cơ học, những sợi nano này cong lại và tiếp xúc với tấm kim loại tạo ra dòng điện. GS Zhong Lin Wang và các đồng sự cho rằng, các sợi nano có thể tạo ra khoảng 4 watt điện trên mỗi cm2 bề mặt. Trong trường hợp thiết bị này được gắn trong giày, theo mỗi bước chân đi, chúng ta cũng có thể tự sản xuất ra điện năng dùng tái nạp cho các thiết bị điện tử nhỏ gọn.

Ông Wang cho biết: ứng dụng đầu tiên cho công nghệ này sẽ được sử dụng trong quân đội. Các bộ phát điện nano sẽ giúp họ không cần mang theo pin để nạp năng lượng cho thiết bị điện tử mỗi khi hành quân.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Cô bé 13 tuổi chế tạo thành công máy phát điện giá chỉ 5USD

Có lẽ cô bé tài năng Maanasa Mendu đã tìm ra cách cung cấp được nguồn năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời đến cho bất kì người dân nào sống trên Trái Đất này với một cái giá cực rẻ.
Thứ Ba vừa rồi, cô bé 13 tuổi tới từ Ohio đã giành được giải Thử thách Khám phá Những nhà khoa học trẻ tuổi 3M với phát minh “lá Mặt Trời”, một thiết bị tạo năng lượng với giá rất rẻ. Bên cạnh việc giành được danh hiệu Những nhà khoa học trẻ tuổi hàng đầu nước Mỹ, cô bé Mendu còn được thưởng số tiền 25.000 USD.

Những em đạt giải nhất, theo thứ tự từ trái sang phải gồm có Amelia Day - Rohan Wagh - Maanasa Mendu (giải Nhất) - Kaien Yang.
Những em đạt giải nhất, theo thứ tự từ trái sang phải gồm có Amelia Day - Rohan Wagh - Maanasa Mendu (giải Nhất) - Kaien Yang.

Những chiếc lá ấy được thiết kế cho những khu vực cần một nguồn cung cấp năng lượng rẻ, và tuyệt vời hơn là sản phẩm này chỉ tốn 5 USD để chế tạo.
Cô bé Mendu đã nghĩ ra ý tưởng sản xuất năng lượng giá rẻ trong một chuyến du lịch Ấn Độ, tại đó cô bé đã thấy nhiều người không có điện và nước sạch để sử dụng. Ban đầu, Mendu chỉ tính tới việc sản xuất năng lượng bằng sức gió.

Đây là sản phẩm nguyên mẫu, khi em bước vào cuộc thi này:

Nhưng trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, cô bé cùng với người hướng dẫn Marguaz Mitera đã cải tiến cỗ máy, khiến chúng trở nên đa năng hơn. Được truyền cảm hứng từ cách thức hoạt động của một chiếc lá cây, họ đã tập trung vào chế tạo những chiếc lá Mặt Trời có thể thu thập được năng lượng rung động.
Đây là phương thức hoạt động của những chiếc lá ấy: chúng có thể lấy năng lượng từ sức mưa, sức gió và thậm chí cả ánh nắng Mặt Trời qua các tấm vật liệu áp điện. Tất cả chúng được biến thành năng lượng có thể sử dụng được.
Sản phẩm cuối cùng của cô bé Maanasa Mendu:

Hiện tại, cuộc thi đã kết thúc và cô bé Mendu nói rằng em muốn phát triển kĩ thuật này xa hơn nữa, áp dụng nhiều bài thử hơn nữa để sản phẩm này có thể được chính thức thương mại hóa.
Chỉ với cái giá vỏn vẹn 5 USD, những người dân nghèo ở các khu vực hẻo lánh và thiếu thốn sẽ có được điện năng để sử dụng nhờ máy phát điện nhỏ bé này. Quả là tương lai của Trái Đất đang nằm tại đôi bàn tay của thế hệ tiếp theo.
Nguồn: genk.vn

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Có nên mua máy phát điện của Trung Quốc?

Gần như tất cả các loại máy phát điện có trên thị trường hiện nay đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Có những thương hiệu có xuất xứ từ Trung Quốc và được gi rõ ràng trên nhãn mác, tuy nhiên cũng có khá nhiều sản phẩm có ghi xuất xứ từ Nhật nhưng linh kiện, phụ tùng lại hoàn toàn của Trung Quốc và đội giá lên gấp 2, 3 lần. 

Thông thường các cơ sở của Trung Quốc sẽ copy động cơ và hình thức của các hãng khác nhau nhưng vật liệu để làm nên động cơ chính là yếu tố tiên quyết xác định tuổi thọ cũng như công suất của máy phát điện.

Nhiều người thường cho rằng “của rẻ là của ôi” nhưng điều này hoàn toàn không hề đúng. Nếu biết lựa chọn bạn cũng có thể chọn cho mình một chiếc máy phát điện Trung Quốc thật chất lượng với mức giá phải chăng. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng dởm, bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều người đã dùng trước đó hoặc tìm hiểu kĩ trên mạng. Nếu bạn là hộ gia đình và ít khi sử dụng máy phát điện thì bạn hoàn toàn có thể “rinh” ngay cho mình một chiếc máy phát điện của Trung Quốc để tiết kiệm hơn. Nếu là hộ kinh doanh hay công ty có nhu cầu sử dụng điện cao thì bạn nên xem xét kĩ lại và tham khảo các loại máy của Nhật.


Để tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua nên chọn mua máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%. Nên chọn mua máy ở những địa chỉ uy tín, có chất lượng tốt để có thể bảo hành khi máy bị hư, hỏng hóc. Đặc biệt người dùng không nên mua các dòng máy phát điện cũ của Trung Quốc vì chúng thường hao nhiên liệu, kém bền và rất dễ gây cháy, nổ.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Cách vận hành máy phát điện có bảng mạch điều khiển MRS-16

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy phát điện với các thương hiệu khác nhau. Chúng đa dạng về mẫu mã, hình dáng, công suất, màu sắc…. Nhưng chúng cũng có 1 đặc điểm chung với nhau là bảng mạch điều khiển máy phát điện. Đối với máy phát điện dân dụng thì không có bảng mạch điều khiển, chúng chi có hiện đèn led về những thông số KW, A, HZ, Time…. Còn đối vối dòng máy phát điện công nghiệp thì chúng có bảng mạch điều khiển hiện tất các các thong số khác nhau. Có những loại hiện bằng kim đồng hòa, có loại dùng bảng điều khiển LED và có thể cài đặt trên bảng điều khiển đó, Bảng điểu khiển đó được gọi là Bảng điều khiển MRS-16.

Chúng ta cùng tìm hiểu cách vận hành máy phát điện có bảng mạch điều khiển MRS-16.




Các phím chức năng và sử dụng bảng điều khiển:

1 Start Up: Khởi động động cơ máy phát.
2 Stop: Dừng động cơ
3 Reset: Xóa thông báo lỗi và báo động lỗi
4 Horn reset: Tắt còi báo lỗi
5 Mode left: Thay đổi các chế độ của máy phát điện chiều trái (MEASUREMENT - AUTO - MAN - OFF).
6 Mode right: thay đổi các chế độ của máy phát điện chiều phải ( OFF - MAN - AUTO - MEASUREMENT).
7 Bật tắt nguồn máy phát bằng tay.
8 Đèn báo lỗi máy phát: khi đèn LED nháy đỏ thì máy phát báo đang có lỗi. Sau khi nhấn nút reset lỗi (Nút số 3) sẽ có 2 trường hợp:
- Đèn vẫn sáng và báo động vẫn còn: Máy phát còn bị lỗi
- Đèn tắt và không còn báo động: Máy phát bình thường.
9 Đèn báo điện áp máy phát: Đèn LED xanh bật nếu có điện áp ra và không quá giới hạn.
10 Connect generator set power present: Đèn LED sáng xanh nếu cầu dao máy phát điện bật (cho sử dụng phụ tải), nếu không đèn LED sẽ nháy.
11 Page: Chuyển trang hiển thị các lựa chọn để tùy chỉnh.
12 Up: Chọn lên các mục muốn tùy chỉnh hoặc tăng giá trị của từng mục được chọn.
13 Down: Chọn xuống các mục muốn tùy chỉnh hoặc giảm giá trị của từng mục được chọn.
14 Enter: xác nhận giá trị thay đổi
15 Màn hình hiển thị.

Hướng dẫn vận hành máy phát điện có bảng điểu khiển MRS 16.

I/ Kiểm tra an toàn cho máy phát điện.



1. Đảm bảo trong máy và trên máy không có vật lạ.
2. Phải đảm bảo máy ở môi trường khô thoáng, không bị mưa ướt lúc vận hành.
3. Các đầu cáp đây điện phải kết nối chặt, không bị trầy xước.

II/ Các bước kiểm tra lúc vận hành máy.
1. Kiểm tra nước giải nhiệt, dung dịch đảm bảo đầy đủ.


2. Kiểm tra nhớt châm đầy đủ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.


3. Bật công tắc DC bình ắc quy ON/OFF.


4 Bật CB và chìa khóa vị trí ON.


5 Thao tác kiểm tra màn hình hiện thi các chế độ.


Máy dừng (OFF) Điều khiển bằng tay (MAN) Thiết bị tự động (AUTO)

III. Bơm dầu và xả gió bằng tay.

1. Bơm dầu.


2.Xả gió ( nới lỏng bơm dàu ra hết bọt).


3. Lọc nhớt thay định kỳ 100 giờ làm việc liên tục.


4. Lọc nhiên liệu, ốc xả gió.


5. Van một chiều chống hụt dầu.


6. Bảo vệ thiếu nhớt.


7. Mô tơ 12 VDC mở van nhiên liệu.


8. Tắt máy khẩn cấp nhấn vào, chay máy vặn xoáy cho bung ra (emgemestop).