Máy phát điện gia đình

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Máy phát điện công nghiệp

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Máy phát điện công nghiệp

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Bổ sung 495 MW vào hệ thống điện lưới

 Theo nguồn tin của báo chí đưa, từ đầu năm nay tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã bổ sung thêm 495MW vào hệ thống điện lưới quốc gia thông qua phát điện 4 tổ máy.
Xem thêm
>> Kinh nghiệm mua máy phát điện loại tốt
>> Ưu điểm của máy phát điện chạy dầu
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm tháng đầu năm nay, EVN đã đưa vào phát điện 4 tổ máy, tăng năng lực hệ thống điện Quốc gia thêm 495 MW.
Bổ sung 495 MW vào hệ thống điện lưới

Các tổ máy là 3 tổ máy Thủy điện Trung Sơn (tổng công suất 195 MW) và tổ máy 1 Nhiệt điện Thái Bình (300 MW). 
Riêng trong tháng 5/2017, Tập đoàn đã hòa lưới điện quốc gia thành công lần đầu bằng dầu tổ máy 1 dự án Nhiệt điện Thái Bình, đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy 2 dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và hạ rotor tổ máy 4 dự án Thủy điện Trung Sơn.
Bên cạnh đó, trong tháng Năm, EVN và các đơn vị cũng đã hoàn thành thi công xây dựng và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110-500 kV.
Như vậy, năm tháng đầu năm nay, Tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào vận hành 45 công trình lưới điện từ 110-500 kV với khối lượng đường dây tăng thêm 294km và trạm biến áp tăng thêm 2.870 MVA, trong đó có các công trình quan trọng như nâng công suất trạm biến áp 500 kV Cầu Bông để cấp điện miền Nam; các công trình đấu nối nhiệt điện Thăng Long, nhiệt điện Thái Bình; các công trình cấp điện cho thành phố Hà Nội là đường dây 110 kV Vân Trì-Quang Minh mạch 2, cải tạo 1 mạch đường dây 110 kV Hà Đông-Thượng Đình... 
Theo EVN, trong tháng Sáu này, Tập đoàn sẽ hoàn thành mốc tiến độ đốt than tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, phát điện tổ máy 4 Thủy điện Trung Sơn và đốt than tổ máy 1 Nhiệt điện Thái Bình. 
Bên cạnh đó, EVN sẽ đưa vào vận hành đoạn tuyến Hiệp Hòa-Long Biên của đường dây 500/220 kV Hiệp Hòa-Đông Anh-Bắc Ninh 2 và các trạm biến áp 500-220 kV Đông Anh, Long Biên, Bắc Ninh 3.
Mặt khác, EVN đóng điện các công trình tại Hà Nội như nhánh rẽ vào trạm biến áp 220 kV Sơn Tây, trạm biến áp 110 kV Phú Nghĩa, mở rộng trạm biến áp 110 kV Thượng Đình...
 Nguồn: internet
Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, điện lưới có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Chính vì thế, máy phát điện đang là giải pháp tối ưu thay thế cho nguồn điện khi mất điện lưới. Khách hàng có nhu cầu mua máy phát điện xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HƯNG PHÁT
Số 15, ngách 87/2, ngõ 111, phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội 
                                                          HOTLINE: 0901.295.888

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Hệ thống điện mặt trời ở Campuchia

 Theo thông tin của VTV đưa tin, hiện nay hệ thống điện mặt trời của Campuchi tính đến nay đã có tổng số 50.000 hệ thống được lắp đặt.
Xem thêm
>> Cách vận hành sử dụng máy phát điện
>> Bán máy phát điện giá rẻ
VTV.vn - Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và vốn tự đầu tư của người dân, đến nay Campuchia có tổng số 50 ngàn hệ thống điện mặt trời gia đình được lắp đặt.
Hiện nay giá điện mặt trời tại Campuchia đang thấp hơn giá điện lưới là hơn 20%. Trong mấy năm gần đây ở Campuchia, điện mặt trời phát triển khá mạnh. Một trong những lí do là tỉ lệ điện khí hoá ở nông thôn còn thấp, với khoảng 6 triệu người Campuchia chưa có điện lưới sử dụng. Và khai thác năng lượng mặt trời, do vậy, đang là giải pháp rất ý nghĩa cho đời sống, kinh tế, xã hội ở nhiều vùng của nước này.

Với chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu về thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo, giá thành điện mặt trời tại Campuchia chỉ từ 2.500-3000 đồng/kWh, trong khi giá điện lưới ở nước này trung bình khoảng 4 ngàn đồng/kWh. Đây là nguyên nhân làm cho điện mặt trời phát triển mạnh ở đất nước Đông Nam Á này.
Trong vài năm gần đây, rất nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực phát triển điện năng lượng mặt trời tại Campuchia. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và vốn tự đầu tư của người dân, đến nay Campuchia có tổng số 50 ngàn hệ thống điện mặt trời gia đình được lắp đặt.
Do giá điện cao nên rất nhiều doanh nghiệp ở Campuchia đầu tư điện mặt trời để sử dụng bổ sung cùng với điện lưới. Có một số nhà đầu tư còn cung cấp dịch vụ thuê tấm pin mặt trời, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Hiện nay, Campuchia đang xây dựng một nhà máy điện mặt trời có công suất 5 MW tại đặc khu kinh tế Bavet.
Với nhu cầu điện năng tăng 20% mỗi năm, Campuchia đặt mục tiêu là mọi ngôi làng sẽ có điện vào năm 2020. Để thực hiện được đều này, Campuchia phải huy động mọi nguồn điện, kể cả điện từ năng lượng tái tạo.
Nguồn: internet
Nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt máy phát điện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HƯNG PHÁT
Số 15, ngách 87/2, ngõ 111, phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội 
                                                          HOTLINE: 0901.295.888

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

4 học sinh Phú Yên tử vong khi xả nước nhà máy thủy điện

 Theo báo chí đưa tin, vào tháng 5 vừa qua, vụ xả nước tại nhà máy thủy điện đã gây ra vụ tai nạn không mong muốn khiến 4 nạn nhân bị tử vong.
Hồi 15h15 ngày 24.5, ông Tô Phương Bắc - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) - cho biết, vừa tìm được 3/4 học sinh mất tích trên sông Ba (đoạn qua thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa) sau vụ xả nước của thủy điện Sông Ba Hạ. 3 học sinh này đã tử vong.
4 học sinh Phú Yên tử vong khi xả nước nhà máy thủy điện
Theo ông Bắc, nguyên nhân dẫn đến sự việc là do Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ chạy 2 tổ máy phát điện vào 6h sáng 24.5.
Đến khoảng 8h sáng 24.5, một nhóm 7 học sinh lớp 6 (khoảng 6-7 em) của Trường THCS thị trấn Củng Sơn đến tắm ở khu vực thác Thá giữa sông Ba. Nước lớn bất ngờ cuốn trôi 4 học sinh. Hốt hoảng, một số học sinh khác chạy về nhà báo tin.
"Bình thường, mùa nắng chạy 1 tổ máy thôi, nhưng mấy ngày nay mưa nên thủy điện Sông Ba Hạ chạy 2 tổ máy. Mấy cháu nghỉ học nên đi chơi, tắm suối. Trong lúc các em đang bơi vào bờ thì gặp nước xuống cuốn đi luôn, trong khi nước sông mùa này vẫn còn sâu" - ông Bắc nói.
Theo ông Bắc, hiện Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã ngưng chạy các tổ máy phát điện để tìm kiếm học sinh còn lại.
"Đây là hoạt động thường xuyên của nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ nên chúng tôi không thông báo đến người dân các địa phương. Hai tổ máy phát điện vào thời điểm đó khoảng 350m3/s" - ông Bắc nói.
Lao Động sẽ tiếp tục thông tin.
Nguồn: internet
Nếu có nhu cầu lắp đặt máy phát điện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HƯNG PHÁT
Số 15, ngách 87/2, ngõ 111, phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội 
                                                          HOTLINE: 0901.295.888

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

30 sinh viên VN kết thúc chương trình thực tập tại nhà máy hạt nhân

Theo thông tin báo chí đưa vào ngày 08.06.2017,  30 sinh viên Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc khóa thực tập tại nhà máy hạt nhân Novovoronezh của Nga.
Xem thêm
>> Quy trình vận hành máy phát điện
>> Máy phát điện công nghiệp
Nhóm sinh viên thứ ba thuộc khóa thứ 5 của Viện Kỹ thuật Năng lượng Hạt nhân Obninsk thuộc Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (NRNU MEPhI) đã hoàn thành khóa thực tâp tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh của Nga.
Chương trình thực tập kéo dài ba tuần rưỡi tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh bao gồm các giờ học lý thuyết và thực hành nhằm tạo điều kiện giúp cho học viên bước đầu tiếp cận với các công nghệ và giải pháp tiên tiến của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Chương trình thực tập tập trung chủ yếu vào các nội dung chính như các nguyên tắc vận hành lò phản ứng hạt nhân, các hệ thống điều khiển và các công nghệ bảo vệ tiên tiến nhất.  
30 sinh viên VN kết thúc chương trình thực tập tại nhà máy hạt nhân

Đặc biệt, các sinh viên Việt Nam đã được nghiên cứu chuyên sâu về các đặc tính kỹ thuật của tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh 2 – lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3+ đầu tiên trên thế giới. Đây là lò phản ứng hạt nhân kiểu VVER-1200 được đưa vào vận hành cho mục đích thương mại từ ngày 27 tháng 2 năm 2017.  Tổ máy được thiết kế với các tiêu chuẩn an toàn khắt khe hơn sau sự cố Fukushima và hiện là tổ máy có công suất lớn nhất và tiên tiến nhất của Nga.
Nguyễn Thảo – một sinh viên thực tập khóa 5 cho biết: “Em rất háo hức tham gia chương trình thực tập ở Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh vì đây là một trong các cơ sở hạ tầng về năng lượng hạt nhân hiện đại nhất trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam sản xuất điện chủ yếu từ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Về cơ bản, các nguyên tắc vận hành hai loại nhà máy này cũng tương tự như các nhà máy điện hạt nhân, do vậy em tin chắc rằng mình sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp”.
30 sinh viên VN kết thúc chương trình thực tập tại nhà máy hạt nhân

Trưởng nhóm sinh viên thực tập Phạm Thắng cũng chia sẻ cùng quan điểm: “Việc học tập của chúng em được Nhà nước hỗ trợ nên tất nhiên Nhà nước sẽ mong muốn chúng em đóng góp các kiến thức đã học được”. Sinh viên Thắng cũng cho biết thêm rằng việc được tham gia chương trình thực tập này cũng không hề dễ dàng. Sau khi thông báo về kế hoạch phát triển điện hạt nhân, chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành lựa chọn các sinh viên xuất sắc nhất trên toàn quốc. Chẳng hạn như ở tỉnh Quảng Bình – quê hương của Thắng, với dân số là 850.000 người, chỉ có hai sinh viên xuất sắc được lựa chọn cho khóa học tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân quốc gia Nga.
Ông Viktor Filkin, giảng viên của Trung tâm đào tạo của Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh phát biểu cảm tưởng: “Rất dễ để có thể thấy rằng các em sinh viên Việt Nam đều rất hăng say học tập. Các em rất năng động, tích cực đặt các câu hỏi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Sau khóa học, các sinh viên đều thi đỗ qua các bài kiểm tra. Tôi tin rằng các em sẽ trở thành các chuyên gia hạt nhân giỏi trong tương lai”.
30 sinh viên Việt Nam đã hoàn thành khóa thực tập tại  Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh ở Nga ảnh 1
Các sinh viên đều mong muốn có thể đóng góp các kiến thức và kinh nghiệm thực tế của mình cho sự phát triển của đất nước. Sinh viên Phạm Thắng nhấn mạnh thêm: “Năng lượng hạt nhân là động lực chính cho phát triển khoa học và kinh tế của đất nước. Phát triển công nghệ hạt nhân sẽ giúp nâng cao nền tảng khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, khảo sát địa chất và nông nghiệp. Bản thân em mong muốn tiếp tục được phát triển trong lĩnh vực này và mang lại nhiều lợi ích cho quê hương em”.
Chương trình thực tập của sinh viên Việt Nam tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh được triển khai từ tháng 3 năm 2017 theo Biên bản thỏa thuận giữa Viện Kỹ thuật Năng lượng Hạt nhân Obninsk thuộc Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (NRNU MEPhI) và Công ty Rosenergoatom về việc tổ chức các khóa thực tập cho sinh viên nước ngoài tại các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành tại Nga. Cho tới nay, các chuyên gia của Novovoronezh đã đào tạo được ba nhóm với tổng số khoảng 100 sinh viên. Dự kiến trong năm 2017, Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh sẽ tổ chức các khóa thực tập cho 160 sinh viên quốc tế.
Nga và Việt Nam đã có quan hệ đối tác hợp tác lâu dài và thành công trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Điển hình là lò phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt đã được các chuyên gia từ Nga nâng cấp trong thập niên 80 và được vận hành thành công đến hiện tại.
Bên cạnh đó, Nga và Việt Nam đã và đang triển khai Chương trình đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp điện hạt nhân từ năm 2010. Theo đó, từ năm 2010 đến năm 2016, hơn 400 sinh viên Việt Nam đã theo học các khóa học chuyên ngành điện hạt nhân tại Nga. 
Nguồn: tienphong.vn
Để chọn mua máy phát điện chất lượng cao, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ để được tư vấn giải đáp:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HƯNG PHÁT
Số 15, ngách 87/2, ngõ 111, phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội 
                                                          HOTLINE: 0901.295.888

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Những điều nên và không nên làm khi vận hành máy phát điện

Để máy phát điện luôn vận hành êm ái và có tuổi thọ độ bền cao, khi sử dụng chúng ta cần lưu ý những điều nên và không nên làm dưới đây.

Những điều NÊN làm khi vận hành máy phát điện:

Những điều nên và không nên làm khi vận hành máy phát điện

– Luôn giữ cho máy phát điện khô ráo, thoáng mát. Không vận hành sử dụng máy phát khi trời mưa hoặc ẩm ướt. Tay phải khô trước khi chạm vào máy.

 – Sau khi chạy từ 50 – 100 giờ đầu tiên cần phải kiểm tra mức nhớt, nước, độ căng dây đai quạt gió; sau 500 giờ chạy máy, cần kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.

 – Trước khi thêm nhiên liệu cho máy đang chạy cần tắt máy một lúc để nguội nhiên liệu, vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy. Tuyệt đối, chỉ sử dụng loại nhiên liệu đã được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.

 – Nên khởi động máy phát điện từ 5 – 10 phút sau một hai tuần dù không sử dụng thường xuyên.

 – Người dùng nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hoặc tủ chuyển nguồn tự động để tránh bị “xông điện” khi có nguồn điện lưới trở lại đột ngột.

Những điều KHÔNG NÊN làm khi vận hành máy phát:


 – Không nên chạy máy phát điện trong nhà, vì khi sử dụng máy trong phòng kín, tầng hầm, gầm sàn sẽ rất dễ sinh ra khí độc CO làm cho người dùng bị ngạt thở. 
- Không nên đặt máy phát điện gần cửa sổ, cửa chính, ống thông khí – những nơi có thể đưa khí CO vào trong nhà.

 – Không được để máy phát điện vận hành hoạt động quá tải. Nếu các thiết bị nối vào máy tiêu thụ điện năng lớn hơn lượng điện năng máy phát điện có thể sản xuất, cầu chì của máy phát điện có thể bị nổ hoặc các thiết bị nối với máy sẽ hỏng.
- Không nên vận hành hết tất cả các thiết bị sử dụng điện cùng lúc mà có thể sử dụng xen kẽ từng thiết bị nếu máy phát điện không sản xuất đủ lượng điện năng.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện

Khi mua máy phát điện về không phải gia đình, chủ đầu tư nào cũng biết sử dụng máy phát điện một cách an toàn và đúng cách.

Công ty Hưng Phát xin liệt kê một vài lưu ý nhằm đảm bảo quý khách hàng sử dụng đúng, an toàn và tiết kiệm điện đối với các loại máy phát điện.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện

  • Tổng công suất tiêu thục của các thiết bị điện không được vượt quá công suất của máy phát điện.
  • Tuyệt đối không sử dụng ổn áp (suvolter ) để kích điện áp của máy.
  • Phải kiểm tra mức nhớt, nước làm mát trong quá trình vận hành máy phát điện: Từ 50 -100 giờ chạy máy đầu tiên cần kiểm tra sự rò rỉ nhớt và nhiên liệu đồng thời thay mới nhớt và bộ lọc nhớt. Ngoài ra cần kiểm tra độ căng dây đai quạt gió. Sau 500 giờ sử dụng máy phát điện, cần kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.
  • Các máy phát điện không bao giờ nên cắm vào bảng điện chính trong nhà, bởi việc này có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho mọi người. Thay vào đó, hãy cắm qua thiết bị chuyển đổi nguồn cho các thiết bị cần sử dụng điện trong công trình.
  • Cần đảm bảo tính an toàn khi vận hành máy: Không được tháo bình ắcquy, cần bổ sung nguyên liệu và mở nắp két nước làm mát khi máy đang chạy để máy hoạt động ổn định.
  • Dù không sử dụng thường xuyên, trong một đến hai tuần nên cho máy chạy trong vòng 5-10 phút. Khi đấu điện, cần lưu ý đấu đúng cực tránh gây chập cháy các bộ phận, thiết bị.
  • Hầu hết các máy phát điện đều được vận hành bằng xăng và có thể phát ra khí carbon monoxide. Vì vậy, nên đặt máy ở nơi thoáng, ngoài trời, tránh bị khói gây bệnh.


Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Dự án nhà máy điện mặt trời tại Thanh Hóa

Theo new.zing.vn đưa tin vào ngày 13/05/2017, dự án nhà máy điện mặt trời hơn 800 tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng vào quý IV/2017.

Nhà máy phát điện mặt trời có công suất 30 MW sẽ được xây dựng ở Thanh Hóa. Đi vào sử dụng, nhà máy này sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, phát triển năng lượng sạch,...
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký văn bản quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời theo hình thức đầu tư trong nước.
Theo quyết định này, dự án sẽ được xây dựng tại xã Yên Thái, huyện Yên Định trên diện tích đất khoảng gần 650.000 m2.
Dự án nhà máy điện mặt trời tại Thanh Hóa

Nhà máy được thiết kế với công suất 30 MW, bao gồm hệ thống pin năng lượng mặt trời 90.640 tấm; nhà điều khiển trung tâm và thiết bị đổi điện; nhà làm việc 2 tầng; hệ thống 30 máy biến áp,...
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng trên 800 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 242 tỷ (30%), vốn vay ngân hàng thương mại 566 tỷ (70%).
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư sớm hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; hồ sơ, thủ tục về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất và thực hiện việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy định... Giao UBND huyện Yên Định cập nhật dự án vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2018, trình duyệt theo quy định.
Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết kịp thời những công việc có liên quan đến dự án.
UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay việc xây dựng Nhà máy điện mặt trời nhằm mục tiêu cung cấp nhu cầu tiêu dùng điện của địa phương và cả nước; mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà máy này sẽ góp phần phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu,...
Dự kiến, dự án sẽ khởi công vào quý IV/2017 và hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng  máy phát điện quý IV/2019.
Nguồn: Internet
Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát chuyên cung cấp các dòng máy phát điện gia đình, công nghiệp có dải công suất đa dạng. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 0901.295.888 để được tư vấn giải đáp.